Trong pháp luật hình sự Việt Nam, án treo là một chế định quan trọng có liên quan mật thiết đến quá trình chấp hành hình phạt. Án treo không chỉ thể hiện tính khoan hồng của pháp luật mà từ đó người phạm tội còn có điều kiện sửa sai, cải tạo. Vậy án treo là gì, điều kiện và thủ tục hưởng án treo ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ những vấn đề này nhé! |
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ Luật Hình sự 2015 về án treo
Nội dung tư vấn
1. Án treo là gì?
Án treo được hiểu là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Ở đây, hình phạt đối với người vi phạm pháp luật ở mức độ ít nghiêm trọng. Sau khi bị xử phạt tù không quá ba năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được, tòa án sẽ miễn chấp hành tại trại giam.
Trong suốt thời gian thử thách, người bị án treo lại tiếp tục phạm tội mới thì toà án sẽ căn cứ và quyết định người bị án phải chấp hành hình phạt ghi trong bản án cũ. Nếu trong thời gian hưởng án treo mà người này có tiến bộ thì tòa án có thể rút ngắn hoặc thâm chí là chấm dứt thời gian thử thách này. Khi đó, người được hưởng án treo được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt và được xóa án tích giống như các trường hợp vẫn phải cải tạo trong trại giam khác khi có đủ điều kiện do luật định.
2. Điều kiện để được hưởng án treo
Xét điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 về án treo, điều kiện để người phạm tội được hưởng án treo được quy định như sau:
- Bị xử phạt tù không quá 03 năm: Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà tổng hình phạt tù dưới 3 năm thì vẫn không được hưởng án treo trừ trường hợp người dưới 18 tuổi
- Có nhân thân tốt
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Không thuộc trường hợp không được hưởng án treo theo Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP
Còn đối với các trường hợp không được hưởng án treo, Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP quy định:
- Người phạm tội phải là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
- Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
- Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
- Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
- Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Trên đây là những điều kiện người phạm tội sẽ được hưởng/không được hưởng án treo. Tuy nhiên, việc có được hưởng án treo hay không vẫn còn dựa vào phán xét cuối cùng của Tòa án.
3. Thủ tục xin hưởng án treo
Các điều kiện và thủ tục xin hưởng án treo theo pháp luật Việt Nam được quy định như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin hưởng án treo
Căn cứ điều 332 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trình tự thủ tục kháng cáo thì hồ sơ kháng cáo xin hưởng án treo bao gồm
- Đơn kháng cáo xin hưởng án treo (theo mẫu)
- Chứng cứ, tài liệu bổ sung để chứng minh có điều kiện được hưởng án treo.
Bước 2: Chủ thể có quyền kháng cáo nộp hồ sơ xin hưởng án treo
Căn cứ Điều 331 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, những chủ thể sau đây có quyền kháng cáo với tòa án để được hưởng án treo:
- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
- Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa
Bị cáo, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm để xin hưởng án treo. Đối với người dưới 18 tuổi, người fawjp vấn đề về tâm thần hoặc có thể chất không tốt (bị đau ốm, bị thương, tâm thần có nhược điểm,…) thì người bào chữa có quyền kháng cáo để xin hưởng án treo.
Lưu ý, người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Bước 3: Tòa án xem xét và quyết định
Cuối cùng, Tòa án sẽ xem xét việc kháng cáo có căn cứ không và bắt đầu mở phiên Tòa phúc thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, căn cứ theo quy định của pháp luật và các điều kiện mà người bị xử phạt tù. Tòa án sẽ xem xét để người phạt tù được hưởng án treo.
Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, 07 ngày đối với quyết định sơ thẩm (Khoản 1, Khoản 2 Điều 333 BLHS)
Rất mong bài viết hữu ích với bạn!
Để xem thêm các vấn đề pháp lý khác, vui lòng truy cập website: lsx.vn/dich-vu-luat-su-bao-chua