Khi thực hiện kết hôn, ngoài việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyềm truyền thống đám cưới nước ta thường tổ chức tiệc cưới, tiệc báo hỷ để mời anh chị em bạn bè đến tham dự. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trường hợp này không được phép bật nhạc quá to, nếu không sẽ bị phạt nặng! Tại sao vậy? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. |
Căn cứ:
- Luật dân sự 2015
Nội dung tư vấn:
1. Bật nhạc quá to trong đám cưới là hành vi vi phạm pháp luật.
Đồng ý rằng, ngày cưới là ngày vui của cô dâu, chú rể. Tuy nhiên, cho dù là ngày vui thì cũng không được quyền làm ảnh hưởng đến người khác. Theo truyền thống thì khi có lễ cưới, các bên thường tổ chức các tiệc cỗ, tiệc giao lưu văn nghệ. Tuy nhiên, việc tổ chức phải thực hiện theo những nguyên tắc nhất định được quy định tại Điều 6 Thông tư số 04/2011 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, đám tang và lễ hội có quy định như sau:
- Trang trọng, tiết kiệm, vui chơi lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh hai gia đình;
- Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu không phô trương, rườm rà, lãng phí, không nặng về đòi hỏi lễ vật;
- Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi, âm thanh không được vượt quá độ ồn cho phép; không mở nhạc trước 6h sáng và sau 22h đêm.
Như vậy, rõ ràng, hành vi mở nhạc quá tó, thiếu lạnh mạnh và mất trật tự sau 22h đêm là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, hành vi này sẽ gây mất trật tự cho cư dân xung quanh. Nếu có hành vi vi phạm này, gia đình đám cưới sẽ bị xử phạt đến 300 nghìn đồng. Cụ thể được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013
Điều 6. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
…
2. Tuy không làm đám cưới nhưng vẫn được coi là vợ chồng hợp pháp
Như đã phân tích ở trên, rõ ràng, việc đăng ký kết hôn mới được Nhà nước công nhận là một cuộc hôn nhân hợp pháp. Việc kết hôn, báo hỷ chỉ là hình thức thông báo trên thực tế thể hiện sự chúc phúc của mọi người với cuộc hôn nhân đó.
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn. Điều kiện kết hôn thể hiện ở chỗ:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định;
- Không mất năng lực hành vi dân sự;
- Không thuộc các trường hợp bị cấm như: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn; Cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn; Kết hôn hoặc chung sống với người đang có vợ hoặc có chồng…
Theo đó, việc kết hôn hay không kết hôn (báo hỷ) trên thực tế không phải là căn cứ xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp. Do đó, nếu hai người đã đăng ký kết hôn và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định thì dù không làm đám cưới, họ vẫn là vợ chồng hợp pháp.
Cụ thể hóa tại Điều 8 luật hôn nhân và gia đình 2014:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Mong bài viết trên hữu ích cho bạn
Để cập nhật nhiều thông tin mới xoay quanh vấn đề này, chủ sở hữu website cần phải thông báo website với Bộ công thương. Mời bạn tham khảo dịch vụ thông báo website của chúng tôi (Thông báo website với Bộ công thương)