Tinh hoàn ẩn là 1 trong những bệnh lý gây vô sinh cho nam giới. Phát hiện và điều trị bệnh chậm trễ khiến nguy cơ vô sinh nam và các ảnh hưởng nghiêm trọng từ bệnh càng gia tăng. Vì đối tượng mắc bệnh có ở nam giới trong nhiều độ tuổi, cả trẻ nhỏ và nam giới trưởng thành nên hiểu rõ về bệnh là điều cần biết không chỉ ở mỗi nam giới mà còn cần thiết với những bậc cha mẹ. Chia sẻ hiểu biết cơ bản về bệnh qua câu hỏi tinh hoàn ẩn là gì sẽ được chuyên gia nam khoa gửi tới bạn trong bài viết dưới đây.
Tinh hoàn ẩn là gì?
Tinh hoàn ẩn hay còn gọi là vắng tinh hoàn hay tinh hoàn chưa xuống. Đây là tình trạng tinh hoàn không nằm ở vị trí bình thường của nó là bìu mà lại “cư trú” ở những nơi khác như lỗ bẹn nông, lỗ bẹn sâu hoặc nằm trong ổ bụng. Bệnh có khả năng xảy ra phổ biến với các trẻ nam trong tuổi sơ sinh không đủ tháng.
Sự phát hiện kịp thời của những bậc cha mẹ giúp điều trị bệnh hiệu quả trong thời gian hợp lý, đồng thời tránh các ảnh hưởng tới chức năng sinh sản, nội tiết và tránh nguy cơ ung thư sau này.
Tinh hoàn như thế nào là bình thường
Phân biệt tinh hoàn ẩn và tinh hoàn lạc chỗ
Với cách hiểu về bệnh tinh hoàn ẩn như vậy nhưng không ít người lại lầm tưởng với tin hoàn lạc chỗ. Theo chuyên gia, bạn có thể tránh nhầm lẫn 2 bệnh lý này bằng các phân biệt sau:
Tinh hoàn ẩn được xác định nằm trên đường di chuyển như trong thời kỳ phôi thai, có thể ở trong ổ bụng, ống bẹn, lỗ bẹn, trên bìu… Nhưng tinh hoàn lạc chỗ thì có thể nằm bất kỳ vị trí nào như mu, nếp bẹn, cung đùi, tầng sinh môn. Nguyên nhân cho trường hợp tinh hoàn lạc chỗ này là do trong khi di chuyển, tinh hoàn đã bị kéo lệch ra khỏi đường đi bình thường.
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, nam giới mắc tinh hoàn ẩn có thể gặp các ảnh hưởng khác như rối loạn bệnh lý nhiễm sắc thể giới tính, kèm theo dị dạng ở đường tiết niệu như tật lỗ đái thấp, suy tuyến sinh dục… Những ảnh hưởng này là sự đe dọa nghiêm trọng cho mỗi nam giới.
Chính bởi vậy, thăm khám để điều trị kịp thời được các chuyên gia khuyên mỗi bậc cha mẹ nên là những người thầy thuốc đầu tiên chú ý tới các biểu hiện bất thường của con. Giai đoạn trẻ từ 1-2 tuổi là thời gian cho hiệu quả phẫu thuật cao nhất (khoảng 90%). Thời gian càng lùi xa, hiệu quả điều trị càng thấp đi.
Nguồn: http://namkhoa.net.vn/tinh-hoan-an-la-gi/