Trong khoảng 1 năm trở lại đây, chúng tôi nhận được nhiều thắc mắc của chính những người lao động vùng Thanh Nghệ Tĩnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) về việc nhiều công ty không nhận hồ sơ đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ở những vùng này.
Đây là vấn đề đang rất được quan tâm khi các người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh có “truyền thống” đi xuất khẩu lao động. Do địa lý những tỉnh này không tập trung các đầu não kinh tế trong nước, ít phát triển mạnh các khu công nghiệp, dịch vụ, địa lý chủ yếu vùng nhiều đồi núi khó phát triển nông nghiệp, xây dựng nên để đảm bảo kinh tế thì một bộ phận các bạn lao động trẻ ở các vùng miền Trung này đổ ra Hà Nội, vào TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp, một số bộ phận đi làm việc tại nước ngoài.
>> Tìm hiểu các đơn hàng xuất khẩu Nhật Bản cho nam mới nhất: https://savanam.com.vn/cac-don-hang-xuat-khau-nhat-ban/
Không có thông tin chính thức
Nhiều công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản không tiếp nhận lao động Nghệ An, Hà Tĩnh, và một vài nơi khác vì cho rằng lao động tại các vùng này có tỷ lệ trốn cao (phá hợp đồng giữa chừng hoặc không về nước đúng hạn). Tuy nhiên không có bất cứ thông tin chính thức nào hạn chế nào từ cục quản lý tu nghiệp sinh ngoài nước của Nhật Bản (JITCO), đây chỉ là một số nghiệp đoàn tại Nhật sau nhiều năm tiếp nhận lao động Việt Nam đã hạn chế khi phát sinh lao động ở vùng này nhiều. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang cũng đã từng bị một số nghiệp đoàn hạn chế. Chỉ những công ty nhỏ, làm việc hạn hữu với mốt số nghiệp đoàn mới không tiếp nhận lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh.
Do một số công ty xuất khẩu lao động Nhật có khả năng tuyển lao động đầu vào lớn hơn nhiều so với đầu ra (chỉ tiêu xí nghiệp Nhật tuyển), họ có thể lựa chọn nguồn đầu vào. Việc những doanh nghiệp này hạn chế một số tỉnh không hiếm gặp, nhưng lại gây luồng thông tin rất xấu trong suy nghĩ người lao động.
Các công ty xuất khẩu lao động tư vấn không chính xác
Những công ty không tiếp nhận lao động tại những vùng này khi đáp lại câu hỏi tại sao không tiếp nhận thì nói rất tự nhiên: “Do bên Nhật Bản không tiếp nhận”, “lao động Nghệ An trốn nhiều nên Nhật không nhận” hay những câu trả lời tương tự như vậy. Điều này làm mặc định trong suy nghĩ những người đã hỏi nghĩ rằng các thị trường Nhật Bản chung là như vậy và họ gần như bỏ ngỏ thị trường lao động Nhật Bản kèm theo có cách hiểu sai từ những lời này.
Tình trạng trốn của lao động Nhật luôn là vấn đề rất nóng, nó ảnh hưởng nhiều đến việc công ty xuất khẩu lao động tại Việt Nam có giữ được đối tác hay không, nghiệp đoàn Nhật suy nghĩ gì về công ty. Công ty phái cử lao động có thể mất hoàn toàn đối tác, đồng nghĩa với việc không có đầu ra và không thể tiếp tục hoạt động trong thị trường Nhật nếu không quản lý được tình trạng trốn của học viên. Nhiều khi họ lấy một số bộ phận người lao động miền trung ra để răn đe, cảnh cáo. Còn tỷ lệ trốn cao chưa chắc đã nằm trong các tỉnh này.
>> Tìm hiểu thêm: Các số điện thoại khẩn cấp người lao động tại Nhật cần biết
Tiềm năng vẫn ở những vùng lao động này
Do Nhật Bản là thị trường khá khó khăn để tham gia làm việc: thời gian để đi khá lâu 5-7 tháng, chi phí cao, chỉ đi được thời hạn tối đa là 3 năm. Những điều đó làm cho các lao động vùng miền này không mấy mặn mà với Nhật Bản(muốn đi nhanh, đi lâu).
Nhưng gần đây, các thị trường cấp thấp hơn như Malaysia, Trung Đông, Đài Loan dần dần không còn hấp dẫn, Nhật Bản là lựa chọn số 1 sau khi Hàn Quốc hạn chế tiếp nhận mới lao động. Nếu phong trào ở các vùng này tốt hơn nữa thì số lượng tham gia hàng năm sẽ rất lớn.
Rào cản lớn là ở những tỉnh miền trung, người lao động đi xuất khẩu lao động ít tin tưởng vào các công ty trực tiếp tư vấn, họ thường nhìn vào những cá nhân đã đi rồi và những môi giới, cò mồi lao động. Chi phí người lao động bỏ ra thường đội nên khá nhiều gây ức chế, áp lực cho người tham gia. Tình trạng lừa đảo xuất khẩu lao động vì thế mà vẫn thường xuyên gặp phải.