Khi nào được tạm hoãn hay tạm ngừng hợp đồng lao động là điều mà nhiều người lao động sẽ suy nghĩ tới. Đặc biệt khi đã ký kết hợp đồng lao động nhưng không may phát sinh những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến duy trì hợp đồng lao động khiến người lao động buộc phải tạm hoãn hợp đồng. Vậy những trường hợp nào sẽ được tạm hoãn hợp đồng lao động? |
https://www.youtube.com/watch?v=CyU34AGw4IA
CĂN CỨ:
- Luật lao động 2012
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP
NỘI DUNG:
1. Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì?
Tạm hoãn duy trì hợp đồng lao động là việc tạm ngừng lại một hoặc một số điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật về hợp động lao động.
Như vậy, tạm hoãn không phải là chấm dứt mà chỉ dừng thực thi hợp đồng trong một khoảng thời gian hạn định mà hai bên thỏa thuận.
2. Trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 32 Luật lao động 2012, Hợp đồng lao động được hoãn một cách hợp pháp trong các trường hợp:
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận”.
Cụ thể:
Người lao động bị tạm giữ, tạm giam
Theo pháp luật hình sự tạm giữ là trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc bị bắt theo lệnh truy nã. Tạm giam là thời gian áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Như vậy đối với những trường hợp tạm giam và tạm giữ thì người lao động sẽ bị quản thúc bởi cơ quan chức năng nên không thể thực hiện quan hệ lao động với người sử dụng lao động được.
Đi làm nghĩa vụ quân sự.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của công dân đối với đất nước nếu đủ điều kiện tham gi. Đối với các đối tượng đi thực hiên nghĩa vụ quân sự trong thời gian làm việc sẽ thuộc vào trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động mà không phải là chấm dứt hợp đồng lao động.
Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Đây là điểm tiến bộ và mang tính nhân văn được ghi nhận trong bộ luật lao động. Bởi lẽ nếu những đối tượng này nếu không được coi là các trường hợp được tạm hoãn thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Vì khả năng tìm được việc sau khi ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc rất khó nên để không ảnh hưởng đến cuộc sống đến thu nhập của người lao động thì pháp luật xem đây là trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động. Do vậy đây cũng chính là trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động chứ không phải chấm dứt hợp đồng lao động.
Lao động nữ mang thai
“Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng của lao động nữ mang thai
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.”
Quy định này tiếp tục kế thừa tính ưu việt của những quy định trước đó, phù hợp với điều kiện lao động cụ thể của lao động nữ làm công việc hoặc ngành nghề không đảm bảo cho sự phát triển cho thai nhi cũng như quá trình làm mẹ an toàn của lao động nữ, thể hiện sự chú trọng quyền lợi của lao động nữ khi mang thai của pháp luật
Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận
Đây là trường hợp do ý chí của các bên, vì bản chất của hợp đồng lao động là sự trên cơ sở thiện chí, thỏa thuận giữa các bên. Nên ngoài những trường hợp cụ thể pháp luật lao động cho phép được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì còn có các trường hợp khác do người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận với nhau
Ngoài ra, Điều 9 Nghị định 05/2015/NĐ-CP còn bổ sung thêm trường hợp: Người lao động được bổ nhiệm hoặc được cử làm người đại diện phần vốn góp của Nhà nước. Đây cũng là một trong các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Do đó, dựa vào căn cứ của pháp luật nên trên thì có 6 trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động mà các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật cần phải biết và tuân theo.
Thời gian tạm ngừng kinh doanh hợp đồng đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì thời gian tạm hoãn thường sẽ căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo thỏa thuận của các bên, luật không giới hạn thời gian cụ thể
3. Quyền lợi của người lao động sau khi hết tạm hoãn hợp đồng lao động
Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung Bộ luật Lao động quy định:
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới”.
Theo quy định trên thì sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động thì :
Đối với người lao động:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Hoặc có thỏa thuận khác.
Người sử dụng lao động:
- Nhận người lao động trở lại làm việc;
- Bố trí công việc theo hợp đồng đã giao kết;
- Trường hợp không bố trí được đúng công việc thì thỏa thuận công việc mới và sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Trên đây là một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc tạm hoãn hợp đồng lao động.
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn đoc!